Our Gallery

Liên Hệ

  • Lô 21CN,KCN Phía Nam,TP Yên Bái,TỉnhYên Bái
  • info@kggroup.vn
  • (0216) 3863.886

Phân biệt gỗ Plywood và gỗ công nghiệp HDF – Nên dùng loại gỗ nào

Trên thị trường gỗ công nghiệp hiện nay nổi bật là hai loại đó là gỗ plywood và gỗ công nghiệp HDF. Hai loại gỗ này có ưu nhược điểm gì? Loại nào tốt hơn? Hãy cùng Kim Gia tìm hiểu nhé!

Để phân biệt 2 loại gỗ công nghiệp này, ta dựa vào các tiêu chí sau:

1, Cấu tạo

1.1, Gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ dán, đây là một loại vật liệu làm từ các lớp gỗ lạng mỏng với độ dày tấm 1mm. Các tấm gỗ có kích thước bằng nhau, xếp chồng lên nhau theo hướng vân gỗ. Để tăng độ bền và tính liên kết giữa các lớp gỗ, người ta kết hợp với keo chuyên dụng và ép ở áp suất và nhiệt độ cao.

1.2, Gỗ HDF

Gỗ HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard. Loại gỗ công nghiệp này được tạo ra từ 85% bột gỗ rừng trồng ngắn ngày. Gỗ tự nhiên sẽ được luộc lên, sấy khô ở nhiệt độ hơn 1000 độ C, sau đó được nghiền thành bột gỗ, trộn bột gỗ với keo và các chất phụ gia để có độ kết dính và cho tấm gỗ có độ cứng tốt hơn.

2, Phân loại

2.1, Gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF được chia làm 2 loại là: Gỗ HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm theo tiêu chuẩn E1. Cả hai loại này đều có cốt gỗ có độ cứng và độ bền cao, tuy nhiên mỗi loại chỉ có 1 tính năng chứ ta không thể chọn 2 tính năng cùng lúc.

2.2, Gỗ plywood

Gỗ plywood tất cả đều có khả năng chống nước, độ cứng, độ bền cao, được phân loại chủ yếu theo bề mặt phủ:

  • Gỗ plywood phủ Melamine
  • Gỗ plywood phủ Laminate
  • Gỗ plywood phủ veneer

3, Ưu điểm

3.1, Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF là một trong số các lựa chọn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nội thất hiện đại. Gỗ công nghiệp HDF có những ưu điểm sau:

– Chống ẩm tốt: Đây là loại gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm rất tốt, cả 2 loại HDF siêu chống ẩm và gỗ HDF Black siêu chống ẩm đều đẩm nhận tốt chức năng này. Nhờ khả năng chống ẩm nên nó có tính ứng dụng cao cả trong nhà và ngoài trời. Gỗ HDF thích hợp làm nội thất nhà bếp, nhà tắm, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Đặc biệt cửa gỗ công nghiệp HDF được rất nhiều người lựa chọn.

– Chống trầy xước: Gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống trầy xước tốt nên thường sử dụng để làm bàn ghế, bảng tại các trường học hoặc nội thất văn phòng. Gỗ HDF cũng được phủ bề mặt bóng để tăng khả năng chống trầy xước.

– Cách âm và cách nhiệt tốt: Bề mặt gỗ HDF không dày nhưng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Do vậy chúng thường được sử dụng để lát sàn, làm vách ngăn hay tăng khả năng cách âm cho phòng hát, rạp chiếu phim, phòng học, văn phòng. Cùng với đó là khả năng cách nhiệt tốt nên chúng thích hợp để làm cửa sổ dưới dạng các tấm HDF.

– Khả năng chịu tải lớn: HDF có độ cứng cao nên khả năng chịu trọng tải lớn nên giúp ích không nhỏ trong quá trình di chuyển, ứng dụng làm giá treo, giá đựng đồ. Các loại kệ, tủ, bàn trang điểm đính tường bằng gỗ công nghiệp HDF vừa giúp tiết kiệm diện tích lại chịu lực tốt khi treo trên tường.

– Bắt vít tốt: Nhờ độ cứng và chịu lực tốt nên gỗ HDF cũng có khả năng bắt vít tốt. Loại gỗ công nghiệp này thích hợp để làm kệ treo tường, tủ treo tường, bàn phấn treo tường… 

– Bề mặt nhẵn mịn, thẩm mỹ cao: Với bề mặt bóng mịn cho tính thẩm mỹ cao, bề mặt phẳng nhẵn khiến việc sơn, ép các bề mặt phủ bóng, melamine, laminate, veneer cũng dễ dàng.

– Thân thiện với môi trường: Gỗ HDF cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, còn lại là chất phụ gia nên nếu sản phẩm chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn sẽ an toàn và thân thiện với môi trường, không có mùi khó chịu. 

3.2, Gỗ Plywood

– Độ dày tiêu chuẩn: Gỗ Plywood có độ dày từ 3mm đến 25mm, kích thước cơ bản 1.220×2.440.

–  Phân loại sản phẩm: Gỗ Plywood phổ biến với 3 loại bề mặt phủ: Gỗ ván ép Plywood phủ Melamine, gỗ plywood phủ Laminate (có loại có thể uốn cong), gỗ Plywood phủ Veneer.

–  Màu sắc: Các bề mặt phủ của gỗ Plywood hiện có hơn 300 màu sắc, hoa văn, họa

tiết khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo sở thích, nhu cầu sử dụng. Tất cả các họa tiết đều sắc nét và chân thực, sử dụng được cho nhiều không gian nhà ở có các phong cách nội thất khác nhau.

– Độ bền và khả năng chống nước: Gỗ Plywood có khả năng chịu nước cực tốt, có thể ngâm nước suốt 72 giờ mà vẫn không gặp vấn đề gì. 

– Khả năng bắt vít, uốn cong, kháng lực, chống cong vênh, mối mọt: Gỗ Plywood có khả năng bám vít vượt trội do các lớp ván được liên kết bằng keo dán chuyên dụng, đem ép ở áp suất cao nên vô cùng chắc chắn, chịu lực tốt, chống va đập, chống xước hiệu quả. Trọng lượng nhẹ, tấm gỗ lớn và dày nên có thể sản xuất đồ nội thất lớn.

– Thân thiện với môi trường: Gỗ Plywood của Kim Gia được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tuân thủ theo tiêu chuẩn phát thải Formandehyde CARB P2 của Mỹ và tiêu chuẩn E0 của Châu Âu. Sản phẩm có thể tái chế và không hại sức khỏe, thân thiện với môi trường.

4, Nhược điểm

4.1, Gỗ HDF

Bên cạnh những ưu điểm thì gỗ HDF cũng có nhược điểm dễ nhận thấy như:

– Chỉ thi công ở dạng phẳng mà không thể tạo hình, uốn cong, khó gọt dũa và tạo hình. 

– Khó phân biệt bằng mắt thường: Dễ nhầm lẫn với một số gỗ công nghiệp khác.

– Chỉ chịu ẩm chứ không chịu nước

4.2, Gỗ Plywood

Nhược điểm duy nhất là giá thành cao hơn các loại gỗ công nghiệp thông thường.

Với những chỉ tiêu so sánh trên, gỗ plywood tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, hoàn toàn có thể thay thế HDF trong thi công, nội thất. 

Công ty CP Thương mại sản xuất Kim Gia

Địa chỉ: Lô 21CN, KCN Phía Nam TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Văn phòng Hà Nội: 451 Vũ Tông Phan, P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội

Email: info@kggroup.com.vn

Hotline: 1900068868

Quản Trị Viên

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger icon
Chat trực tiếp với Kim Gia
viVI